Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris: từ sơ khai đến hiện đại
Được tổ chức lần đầu năm 1909, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Paris Air Show là vẫn tự hào là triển lãm hàng không quốc tế uy tín bậc nhất thế giới.
Năm 1909, Paris chính thức tổ chức Triển lãm hàng không dân dụng tại Grand Palais thu hút 380nhà triển lãm,và 100.000 lượt khách từ khắp các quốc gia tham dự. Đây là nơi tụ hội, đua tài, khoe sắc của những sản phẩm ưu tú nhất trong ngành công nghiệp hàng không thế giới.
Đến năm 1926, sự xuất hiện của máy bay dân sự áp đảo các máy bay tiêm kích. Các quốc gia láng giềng như Anh, Đức cũng bắt đầu tham gia triển lãm với số lượng lớn sản phẩm.
Chiến đấu cơ Bleriot XII chờ đến giờ biểu diễn tại triển lãm năm 1930. Nổi bật giữa ảnh là chiếc SPAD 91 cánh kép.
Bức ảnh với khung cảnh hoành tráng từ triển lãm năm 1934. Đây cũng là đợt triển lãm cuối của Paris Air Show trước khi gián đoạn vì Chiến tranh thế giới thứ II.
Chỉ một năm sau khi kết thúc Thế chiến II, triển lãm nổi tiếng trở lại với các nhiều sản phẩm mới của các nhà sản xuất, được trưng bày cả theo dạng mô hình lẫn sản phẩm mẫu. Năm 1946, những màn trình diễn trên không đầu tiên tại triển lãm lần thứ 17 đã giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng những mẫu máy bay quân sự và dân dụng. Sau gần 2 thập kỷ, năm 1957, Paris Air Show phát triển quy mô rộng lớn, hoành tráng, quy tụ nhiều tiêm kích hạng nặng. Triển lãm được tổ chức tại địa điểm mới, sân bay Le Bourget ở phía Bắc thành phố Paris.
Cuối những năm 1960, triển lãm hàng không Paris nổi lên như một đối thủ quốc tế mạnh mẽ của triển lãm Farnborough ở Anh. Năm 1969, những nguyên mẫu của Boeing 747, máy bay chở khách lớn đầu tiên trên thế giới, và Concorde, máy bay vận tải thương mại siêu thanh đầu tiên trên thế giới, được trình làng. Ít ai có thể ngờ được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến ngành hàng không sau này.
Năm 1971, nguyên mẫu của máy bay siêu thanh Tupolev-144, được gọi là "Concordsky", ra mắt ở phương Tây. Đây là lời đáp trả của Liên Xô đối với máy bay Concorde của Anh và Pháp. Ngoài ra, Mirage G8, một chiến đấu cơ hai chỗ ngồi của Pháp, cũng được hé lộ. Ngày 3/6/1973, một chiếc Tupolev Tu-144 phát nổ giữa không trung khi đang trình diễn tại sân bay, làm phi hành đoàn gồm 6 người và 9 người dưới mặt đất thiệt mạng. Tai nạn này xảy ra trước sự chứng kiến của 250.000 khán giả vào những giờ cuối của triển lãm.
Máy bay chiến đấu của châu Âu trình diễn tại triển lãm năm 2005. Dù có những màn bay lượn đẹp mắt, chiếc chiến đấu cơ này không gây được sự chú ý của người xem như 2 đối thủ nặng ký là Airbus và Boeing.
Đầu năm 2006, hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) thông báo, năm 2005 là năm rất “hên” với Boeing khi chính thức nhận được đơn đặt hàng tới 1.002 máy bay, phá vỡ kỷ lục đứng vững 17 năm (năm 1988, Boeing nhận được đơn đặt hàng kỷ lục là 877 chiếc máy bay chở khách các loại). Ngay ngày đầu tiên của triển lãm năm 2007, Airbus đã bán được 339 máy bay các loại trong đó có cả thế hệ mới như A350, A380 với doanh thu 45 tỷ USD. Boeing cũng bán được 46 chiếc trong ngày đầu tiên mở cửa Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris 2006. Ảnh: AFP
Tổng thống Pháp Francios Hollande thăm quan triển lãm năm 2013. Phía sau lưng ông là tên lửa Arian 5.
Năm nay, các nhà sản xuất tiếp tục đưa những mẫu phi cơ hiện đại hàng đầu góp mặt ở triển lãm diễn ra từ ngày 15 đến 21/6. Trong ảnh, chiếc Boeing 787-9 Dreamliner sơn logo của hãng hàng không quốc gia Việt Nam phô diễn khả năng bay lên gần như thẳng đứng ở triển lãm hàng không lớn và lâu đời nhất hành tinh.
Tin tức cập nhật bởi Công ty thu mua phe lieu gia cao!!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét