Recent

Bình luận

Fanpage

Kết cục bi thảm của siêu chiến hạm Nhật Bản


Yamato là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Đế quốc Nhật. Điều đó khiến con tàu trở thành mục tiêu săn lùng số một của Mỹ.

Ngoại trừ tàu sân bay, Yamato là chiến hạm lớn nhất từng được chế tạo. Tàu có chiều dài 263 m, rộng 36,9 m, mớn nước 11 m, lượng giãn nước toàn tải tới 72.800 tấn. Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu đóng chiến hạm này từ tháng 6/1937, hạ thủy tháng 8/1940, hoạt động từ tháng 12/1941.

Theo Navasource, Yamato là một pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh, gồm 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm, đây là loại đại bác lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến; 12 pháo 155 mm; 12 khẩu đại bác 127 mm; 162 pháo 25 mm và 4 súng máy 13,2 mm.

Con tàu là soái hạm của hạm đội Liên hợp Nhật Bản trong suốt những năm Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chủ lực hạm này xung trận lần đầu trong trận hải chiến Midway giữa tháng 6/1942. Thiết giáp hạm uy lực nhất của Nhật không thể hiện được sức mạnh, thậm chí nó còn rất vất vả để chống lại các đợt tập kích của máy bay Mỹ.

Là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nên con tàu trở thành mục tiêu săn lùng số một của Hải quân Mỹ. Mỗi trận đánh có chiến hạm này tham gia, Mỹ luôn điều động số lượng lớn máy bay và tàu chiến để diệt nó bằng mọi giá.

Military History nhận định, sự có mặt của Yamato trong biên chế Hải quân Nhật mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn giá trị chiến lược. Lần duy nhất siêu chiến hạm nã những quả đại bác 460 mm vào tàu chiến đối phương trong trận hải chiến ngoài khơi Samar, Philippines tháng 10/1944, góp phần đánh chìm 4 chiến hạm của Mỹ trong trận này.

Những trận hải chiến có soái hạm tham dự, Hải quân Đế quốc Nhật chưa một lần giành chiến thắng. Do kích thước quá lớn, nó trở nên nặng nề và chậm chạp trước những đợt tập kích từ trên không. Gần 200 khẩu pháo các loại trên tàu không thể bảo vệ chiến hạm khi đối đầu với những phi cơ nhanh nhẹn.

Theo Military History, ngày 6/4/1945, soái hạm Yamato cùng 9 tàu chiến khác tiến về tử thủ ở Okinawa trong chiến dịch Ten-Go. Hải quân Mỹ phát hiện ý đồ của Nhật, họ đã huy động gần 400 máy bay tập kích liên tục vào con tàu trong 2 ngày.

Các thủy thủ trên tàu đã chống trả quyết liệt trước các đợt tập kích của Không quân Mỹ, nhưng siêu hạm vẫn trúng 10 quả ngư lôi và 7 quả bom. Phần lớn vũ khí trên tàu bị phá hủy sau 2 ngày chiến đấu, con tàu cố gắng quay về căn cứ nhưng không thành công.

Siêu hạm lớn nhất thế giới chết máy và dừng lại lúc 14h05 ngày 7/4/1945 . Ít phút sau, con tàu lật nghiêng và phát nổ dữ dội. Vụ nổ lớn đến mức có thể nghe thấy từ khoảng cách 200 km và tạo ra đám mây hình nấm cao 6 km.

Người ta cho rằng, khối đạn dược bên trong tàu đã phát nổ khiến 2.489 thủy thủ thiệt mạng bao gồm hạm trưởng Kosaku Aruga và phó đô đốc Seiichi Ito, Tư lệnh Đệ nhị hạm đội. Năm 1982, một nhóm thám hiểm phát hiện xác tàu đứt đôi chìm ở độ sâu 340 m cách 290 km về phía tây nam vùng Kyushu, ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

Thất bại của siêu hạm lớn nhất thế giới trước các cuộc tập kích từ trên không đã báo hiệu sự suy tàn của kỷ nguyên thiết giáp hạm. Từ cuối những năm 1980, hải quân các nước trên thế giới đều ngưng sử dụng những chiến hạm cuối cùng của họ.
Tin tức cập nhật bởi Công ty thu mua phe lieu gia cao!!!
Share on Google Plus

About sanlapngocquy

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét