Hé lộ cuộc sống hai mặt của điệp viên KGB cuối cùng ở Mỹ
Jack Barsky, gián điệp cho tình báo Liên Xô ở Mỹ, có đến 3 gia đình riêng ở cả hai quốc gia và cuộc sống hai mặt trước khi bị bắt giữ.
Jack Barsky (phải) và Joe Reilly.
Khi Jack Barsky (tức Albrecht Dittrich) bị bắt, cuộc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ lâu. Có lẽ điệp viên KGB cuối cùng này sẽ mãi sống trong thầm lặng nếu như không bị Vasili Mitrokhin, cũng là một cựu điệp viên KGB đào thoát sang Anh năm 1992, tố giác. Sau đó, Mitrokhin cũng tiết lộ danh tính hàng nghìn điệp viên KGB khác đang hoạt động khắp thế giới.
Câu chuyện bắt đầu với một nhà hóa học trẻ tuổi đầy triển vọng tên là Albrecht Dittrich sống ở thành phố Jena, CHDC Đức. Anh ta có một điểm yếu: luôn muốn được nổi bật trong đám đông. Khi KGB tiếp cận người thanh niên này vào năm 1970, anh ta bị hấp dẫn trước ý tưởng sẽ trở thành điệp viên cho Liên Xô ở phương Tây.
Ở Berlin, Dittrich được học mọi thứ - chữ viết bí mật, mã Morse và cách "cắt đuôi" khi bị theo dõi. Sau đó, Dittrich đến Moscow và trải qua 2 năm huấn luyện thành điệp viên.
Ngày 8/10/1978, Dittrich (lúc đó 29 tuổi) đến thành phố Chicago, Mỹ với 6.000 USD trong túi cùng với giấy khai sinh tên là Jack Barsky - tên một cậu bé đã chết năm 1955, lúc 10 tuổi.
Một nhân viên ở Đại sứ quán Liên Xô tại Washington chú ý đến cái tên Barsky và có được bản sao giấy khai sinh của cậu bé này. Kế hoạch của KGB là tìm cho Barsky một hộ chiếu nhờ vào giấy khai sinh để đến Mỹ sinh sống trong lốt một doanh nhân đồng thời có được thật nhiều bạn bè là chính khách hay nhân vật có thế lực trong xã hội.
KGB cũng muốn Barsky thiết lập mối quan hệ với Zbigniew Bzerzinski - lúc đó là cố vấn an ninh cho Tổng thống Lyndn B. Johnson - để lấy lòng tin và sau đó theo dõi người này.
Barsky bắt đầu làm việc ở New York. Sau một thời gian, anh có được số an sinh xã hội - bước đầu tiên chuẩn bị để trở thành công dân Mỹ. Barsky làm quen với máy tính và sau đó là lập trình viên cho một công ty bảo hiểm.
Khi có ai hỏi anh ta đến từ đâu thì câu trả lời là từ New Jersey. Nếu ai đó thắc mắc về âm sắc trong giọng nói, Barsky trả lời rằng anh ta có mẹ là người Đức. Barsky giấu những bức ảnh và vi phim tại một nơi bí mật trong khu công viên ở vùng ven thành phố để người của KGB bí mật đến lấy.
Vào mỗi thứ năm hàng tuần, lúc 21h15, Barsky ngồi ở nhà bật radio sóng ngắn để nhận thông điệp từ trụ sở KGB ở Moscow. Một lần, Barsky nhận nhiệm vụ tìm kiếm một điệp viên KGB phản bội ở Canada, và lần khác được yêu cầu đánh giá ý kiến của người Mỹ về cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan.
Albrecht Dittrich năm 1967 ở thành phố Jena, CHDC Đức.
Không chỉ ở Mỹ, Barsky còn có cuộc sống thứ 2 ở Đức. Barsky cưới Gerlinde ở CHDC Đức năm 1980 và có cậu con trai đặt tên là Matthias. Cứ 2 năm một lần, vào kỳ nghỉ hè, Barsky về Berlin với Gerlinde. Ở Mỹ, Barsky còn quen biết một phụ nữ nhập cư từ Guyana tên là Penelope. Hai người cưới nhau năm 1986 và có 2 đứa con là Chelsea và Jessie.
Cũng trong năm 1986, Barsky về Đông Đức thăm hai mẹ con Gerlinde và Matthias lần cuối cùng. Barsky bay đến Moscow chuyển giao tài liệu cho KGB rồi sử dụng các hộ chiếu giả để trở về New York qua các ngả Belgrade (Nam Tư cũ), Vienna, Rome và Mexico.
Trong lá thư cuối cùng gửi cho mẹ, Barsky thông báo kế hoạch về thăm bà ở thành phố Zwickau, CHDC Đức nhưng không có thời gian. Trong khi đó, người mẹ vẫn tin tưởng con trai mình làm công việc khoa học tại sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô ở Kazakhstan vì đó là câu chuyện mà Barsky thường nói với gia đình mình và bạn bè ở Đức.
KGB yêu cầu Barsky quay trở về CHDC Đức vì cho rằng vai trò gián điệp của ông ta đã bị lộ. Nhưng Barsky không muốn như thế với lý do phải ở lại Mỹ để trị bệnh. Cuối năm 1988, một sĩ quan KGB ở New York gặp Barsky và nói rằng nếu không trở về Đức, ông sẽ gặp "chuyện xấu".
Cựu gián điệp Jack Barsky cùng với vợ Shawna hiện nay và con gái Trinity.
Bất chấp điều đó, Barsky vẫn quyết định ở lại Mỹ. Sau khi ly hôn với Penelope, Barsky cưới người vợ thứ 3 là Shawna, người gốc Jamaica và sinh cô con gái Trinity nay đã 4 tuổi. Năm 2014, tức 36 năm sau lần đầu đặt chân đến nước Mỹ, Barsky trở thành công dân Mỹ.
Trong 3 năm, đặc vụ Joe Reilly - người làm việc suốt 23 năm trong đơn vị phản gián thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) - bí mật theo dõi Barsky.
Sau khi bị bắt giữ, Barsky thú nhận tất cả với Reilly, thậm chí tiết lộ cả mã Morse dùng để chuyển thông điệp mật về cho KGB cũng như các kỹ thuật huấn luyện điệp viên của tình báo Liên Xô. Nhưng chỉ một tuần sau đó Barsky được thả vì không còn giá trị cho FBI.
Barsky được tiếp tục sống ở Mỹ và hiện nay đặc vụ săn gián điệp và cựu điệp viên KGB đã trở thành bạn của nhau, Họ vui vẻ chơi golf với nhau vào mỗi cuối tuần. Barky nay đã 65 tuổi và đang sống ở một vùng ngoại ô tại Mỹ.
Tin tức cập nhật bởi Công ty thu mua phe lieu gia cao!!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét