Recent

Bình luận

Fanpage

5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Mỹ


Tiêm kích trên hạm F/A-18 Hornet được trang bị hệ thống cảm biến cùng vũ khí tối tân hay sát thủ MQ-9 có thể tiêu diệt mọi mục tiêu là 2 trong số những máy bay đáng sợ nhất của Mỹ.

Tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet
Tiêm kích F/A-18 F thuộc phi đội VFA-41 trên tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) thực hiện nhiệm vụ trên vịnh Ba Tư tháng 9/2005.
F/A-18 E/F Super Hornet là xương sống của lực lượng Không quân Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Chiến đấu cơ này được phát triển dựa trên phiên bản F/A-18 Hornet. Nhà sản xuất McDonnell Douglas giới thiệu phiên bản mới và chuyển giao cho Hải quân Mỹ năm 1999.
Theo National Interest, Super Hornet kế thừa đặc tính linh hoạt của phiên bản cũ kết hợp với những nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép nâng sức mạnh chiến đấu lên tầm cao mới.
Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
F/A-18 có bán kính chiến đấu hơn 900 km với tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/h) đưa nó trở thành công cụ hiệu quả để triển khai sức mạnh trên không của Hải quân Mỹ.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor

Biên đội tiêm kích tàng hình F-22 trên bầu trời Alaska. Ảnh: Airattack
F-22 Raptor do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất đại diện cho một trong những thành tựu công nghệ hàng không quân sự lớn nhất của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh. Theo National Interest, không một quốc gia nào trên thế giới có chiến đấu cơ tương tự Raptor.
Không quân Mỹ nhận siêu chiến đấu cơ này vào biên chế từ năm 2005. Đây là lực lượng đầu tiên trên thế giới sở hữu phi đội chiến đấu cơ tàng hình. Raptor được trang bị những công nghệ hàng không tiên tiến nhất, do đó, Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu nhằm bảo vệ bí mật công nghệ.
F-22 có chiều dài 18,92 m, sải cánh 13,56 m, diện tích cánh 78 m2 nhưng mức độ phản hồi radar chỉ tương đương một con chim nhỏ. Công nghệ tàng hình cho phép Raptor đột nhập mạng lưới phòng không đối phương hiệu quả. Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,82 (1.960 km/h).
Vũ khí chủ lực của siêu chiến đấu cơ này là 6 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Ngoài ra, tiêm kích có thể mang bom thông minh JDAM hoặc bom hàng không đường kính nhỏ cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Tháng 9/2014, F-22 lần đầu xung trận tham gia không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.

Tiêm kích tàng hình F-35

Tiêm kích F-35 thử nghiệm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM.
Tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 là dự án vũ khí lớn nhất của Mỹ và một số nước đối tác do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Quân đội Mỹ sẽ sử dụng F-35 để thay thế các chiến đấu cơ thế hệ cũ như F-16, F-15 và F/A-18.
Tuy nhiên, dự án này đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự Mỹ, cũng như một số đối tác về vấn đề chi phí và hiệu quả của chương trình.
F-35 được trang bị một động cơ Pratt and Whitney F135 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6 (1.900 km/h), phạm vi hoạt động khoảng 1.100 km. So với F-22, F-35 có khả năng đa nhiệm, chiến đấu cơ này có thể đảm đương tác chiến không đối không và không đối đất mạnh mẽ.
Siêu chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ có thể sử dụng hầu hết các loại vũ khí dành cho máy bay, đặc biệt là khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61.

Sát thủ lang thang MQ-9 Reaper

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
Máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper là sản phẩm độc đáo của tập đoàn General Atomics dựa trên phiên bản MQ-1 Predator. Reaper được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu giá trị cao nhờ hệ thống cảm biến và vũ khí tinh vi. Không quân Mỹ đưa UAV này vào sử dụng từ năm 2007.
Reaper được điều khiển từ xa bởi ê kíp 2 người, trong đó một người điều khiển máy bay, người còn lại kiểm soát hệ thống cảm biến và vũ khí. Nhà sản xuất trang bị cho UAV động cơ cánh quạt Allied Signal TPE331-10GD, tốc độ tối đa 480 km/h, phạm vi hoạt động tới 1.800 km.
MQ-9 có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, bom thông minh JDAM, bom dẫn đường laser Paveway II. Hiện tại, MQ-9 là phương tiện trinh sát, giám sát và tiêu diệt khủng bố đắc lực của Không quân Mỹ và CIA.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit có thiết kế khí động học quái dị.
B-2 Spirit là sản phẩm độc đáo của tập đoàn Northrop Grumman, phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1997. Nó là máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới và không có thiết kế tương tự.
Spirit có thiết kế khí động học kiểu "cánh dơi" và không có cánh đuôi đứng nhằm tăng khả năng tàng hình. B-2 được trang bị 2 động cơ phản lực F118-GE-100 với hệ thống che chắn nhiệt tiên tiến giúp giảm tối đa bức xạ hồng ngoại. Chiến đấu cơ này có phạm vi hoạt động 11.100 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Quái vật tàng hình có 2 khoang vũ khí có thể mang theo 18 tấn bom đạn. Đặc biệt, B-2 có thể trang bị 16 bom hạt nhân chiến thuật B61 hoặc B83. Gần đây, Không quân Mỹ đã nâng cấp phi cơ để sử dụng bom xuyên boongke lớn nhất thế giới GBU-57.
Tin tức cập nhật bởi Công ty thu mua phe lieu gia cao!!!
Share on Google Plus

About sanlapngocquy

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét