10 trực thăng chống ngầm uy lực nhất thế giới
Ngoài nhiệm vụ chống tàu ngầm, trực thăng AW101 còn có khả năng vận chuyển 26 lính hoặc 5 tấn hàng, trong khi Ka-27PL hoạt động ổn định nhờ rotor đồng trục.
MH-60R Seahawk là phiên bản chuyên dụng cho nhiệm vụ chống ngầm của dòng trực thăng Black Hawk. Hải quân Mỹ sử dụng chúng từ năm 2009. MH-60R sở hữu một loạt cảm biến tiên tiến như radar đa chức năng, hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại FLIR cùng phao định vị thủy âm cho phép phát hiện tàu ngầm với độ chính xác cao. Hai cánh phụ bên hông có thể mang theo ngư lôi, tên lửa chống hạm.
AW101 là sản phẩm liên doanh giữa Anh và Italy. Theo Military-today, nó sở hữu radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước Blue Kestrel cùng phao định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm đối phương. AW101 có thể mang ngư lôi hoặc mìn sâu để tiêu diệt mục tiêu. Ngoài nhiệm vụ chống ngầm, nó còn có khả năng vận tải đáng nể với 26 binh lính hoặc 5 tấn hàng hóa.
NH90 là dự án trực thăng quốc tế với sự tham gia của Pháp, Đức, Italy và Hà Lan. Hải quân các nước thành viên đưa trực thăng vào sử dụng từ năm 2000. NH90 được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến cho phép phát hiện tàu ngầm với độ chính xác cao. Nó có thể mang theo ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm để diệt mục tiêu.
AW159 Wildcat là trực thăng chống ngầm tiên tiến nhất của Hải quân Hoàng gia Anh phục vụ từ năm 2014. Ưu điểm của nó là sự nhanh nhẹn cùng cảm biến tìm kiếm mục tiêu tối tân. AW159 Wildcat có thể mang theo 2 ngư lôi Sting Ray, mìn sâu hoặc 4 tên lửa không đối đất đa năng FASGW cho phép tiêu diệt các mục tiêu cơ động nhanh trên biển.
Ka-27PL là một sản phẩm độc đáo của tập đoàn Kamov phục vụ trong Hải quân Nga từ năm 1982. Theo Military-today,ưu điểm nổi bật của Ka-27PL là khả năng hoạt động rất ổn định trên mặt nước nhờ thiết kế rotor đồng trục. Đặc tính bay ưu việt cho phép nó quần thảo trên biển để truy vết tàu ngầm đối phương.
Westland Sea King là phiên bản sản xuất tại Anh theo giấy phép từ Sikorsky, Mỹ. Nó có thiết kế tương tự SH-3 Sea King của Hải quân Mỹ nhưng sử dụng hệ thống điện tử và vũ khí của Anh. Trực thăng này được trang bị các phương tiện dò tìm tàu ngầm hiện đại cùng 4 ngư lôi, mìn sâu hoặc tên lửa chống hạm.
SH-3 Sea King là dòng trực thăng chống ngầm kiêm vận tải chủ lực của Hải quân Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh. Theo Military-today, đây là trực thăng đầu tiên trên thế giới có khả năng hạ cánh trên mặt nước trong các nhiệm vụ cứu hộ. Bên cạnh đó, SH-3 được trang bị đầy đủ cảm biến và vũ khí cho nhiệm vụ chống ngầm.
AS565 Panther là dòng trực thăng chống ngầm kiêm vận tải đa năng của Hải quân Pháp. Panther có khả năng hoạt động tốt trên biển cùng cảm biến hiện đại và vũ khí khá mạnh cho phép tiêu diệt hiệu quả tàu ngầm và tàu chiến nhỏ của đối phương.
SH-2G Super Seasprite do công ty Kaman, Mỹ sản xuất và đưa vào sử dụng trong hải quân từ năm 1991. Ưu điểm của trực thăng này là phạm vi hoạt động tới 1.000 km cho phép thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dài. Nhà sản xuất trang bị cho nó hệ thống vũ khí khá mạnh với một súng máy 7,62 mm ở mũi, 2 điểm treo bên hông có thể mang theo 2 tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin hoặc ngư lôi.
Z-9C là phiên bản chống ngầm do Trung Quốc sản xuất dựa trên AS365 Dauphin của Pháp. Nó sở hữu đặc tính bay tương tự bản gốc, nhưng sử dụng hệ thống điện tử và vũ khí của Trung Quốc. Trong nhiệm vụ chống ngầm, Z-9C có thể mang theo 2 ngư lôi ET52.
Tin tức cập nhật bởi Công ty thu mua phe lieu gia cao!!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét