Recent

Bình luận

Fanpage

Nhọc nhằn mưu sinh từ nghề “mổ” xe cũ

Đến thôn Gia Ngãi 1, hỏi ông Nguyễn Minh Sơn chuyên “mổ” xe, ai cũng biết. Trước đây, ông Sơn làm nghề cơ khí và sửa chữa máy nông nghiệp. Nhưng từ khi Nghị định 32/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3-4 bánh… có hiệu lực, trong khi hàng loạt chủ xe công nông loay hoay tìm hướng đổi nghề thì ông Sơn chuyển sang nghề thu mua phế liệu và “mổ” xe công nông.

Linh kiện, phế liệu sau khi “mổ” xe cũ nát được ông Sơn phân loại để bán cho người có nhu cầu.
Ngồi bên đống phụ tùng từ những chiếc ô tô, công nông cũ đã hoen gỉ được phân loại sau khi tháo dỡ, ông Sơn cho biết: “Mấy năm trước, khi Nhà nước quy định chặt hơn về thời gian lưu hành ô tô, xe cũ nát phải loại bỏ, nhất là công nông thì chúng tôi làm không hết việc, có ngày đưa về cả chục chiếc để tháo dỡ lấy phế liệu, chẳng có cái gì là bỏ đi cả. Sắt gỉ nát thì bán sắt vụn, còn nguyên tấm thì bán cho thợ gò hàn, sửa chữa đóng thùng xe kéo bán cho người dân chở nông sản; máy móc, khung gầm, nhíp, linh kiện còn sử dụng được thì bán cho cơ sở sửa chữa xe ô tô để tái sử dụng. Để tháo dỡ một chiếc công nông, cần rất nhiều công cụ trợ lực như máy cắt, búa, máy khoan, khí gas và ôxy...
Trung bình mỗi tháng, 5 người có thể tháo dỡ được 7-10 chiếc công nông, sau đó, phân loại, cái nào còn dùng được thì bán với giá cao hơn: nhíp khoảng 15.000 đồng/kg, còn lại những đồ hỏng hóc đem bán sắt vụn chừng 9.000 đồng/kg. Tùy thời điểm, mỗi xe công nông sau khi tháo dỡ được khoảng 7-10 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 1-2 triệu đồng, nếu xe còn tốt, có thể lãi tới 5-7 triệu đồng. Không chỉ mua xe trong huyện, trong tỉnh, ông Sơn còn “đánh hàng” từ Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An…
Dần dần, nguồn hàng khan hiếm, ông Sơn cũng như các hộ trong thôn tìm mua cả ô tô cũ về tháo dỡ. “Nhưng với những xe còn chạy được không phải cứ mua về là tháo ngay. Không có khách đặt thì để đấy, lâu quá thì sửa lại rồi bán sang tay để khỏi đọng vốn; chứ nếu dỡ mà không có đầu ra, bán phế liệu cả thì có mà lỗ” - ông Sơn thẳng thắn.
Nhờ nghề này, một số hộ ở thôn Gia Ngãi 1 đã tạo việc làm cho cả chục thợ, thu nhập 4-6 triệu đồng/người/tháng. Một thợ “mổ” xe cho biết: “Công việc khá vất vả bởi lúc nào quần áo, chân tay cũng lấm lem dầu mỡ. Hơn nữa, trong máy móc thường sót lại một lượng dầu máy hay mỡ, khi đưa cần hàn cắt lốc máy, chân máy, dầu mỡ cháy, xộc thẳng vào mặt; các thiết bị có sơn phủ hoặc nhựa cũng bị cháy, gây cảm giác rất khó chịu”.

Giờ đây, không còn phải đi từng ngõ ngách để dò mua xe công nông, ô tô cũ như trước, ông Sơn và các chủ lò “mổ” xe đều có “vệ tinh” thông tin khi có mối hàng lớn hay những thương vụ đấu giá thanh lý hàng. Tuy nhiên, hiện trong xưởng của ông Sơn còn cả chục xe công nông, ô tô và hàng tấn linh kiện, sắt vụn chưa tiêu thụ được.
Khoảng 2-3 tháng nay, giá sắt vụn phế liệu xuống thấp nên ông Sơn chưa “mổ” xe mà chờ giá lên. “Lúc mua xe cũ về, giá sắt vụn 8.000-9.000 đồng/kg, nhưng giờ chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg. Khi có hàng, chúng tôi liên lạc với thương lái để thu mua và đưa ra Bắc bán, chứ không có mối để bán trực tiếp, nên giá cũng phụ thuộc thương lái. Nếu giá sắt tiếp tục giảm, có lẽ phải chuyển nghề” - ông Sơn chia sẻ.
Share on Google Plus

About sanlapngocquy

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét